Bài 13: NHÓM CÔNG CỤ CLONE STAMP TOOL
o0o
Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhóm công cụ Clone Stamp. Nhóm này có 2 công cụ là Clone Stamp và Pattern Stamp.
I – Công cụ Clone Stamp:
Công cụ “nhân bản đối tượng”, người dùng photoshop thường sử dụng công cụ này trong phục chế, xử lý da, chỉnh sửa hình ảnh. Nguyên lý làm việc của công cụ này là lấy một vùng ảnh (vùng ảnh này lớn hay nhỏ là do chúng ta quyết định) ở vị trí này lấp sang vị trí khác trên cùng một file ảnh hoặc trên file ảnh khác, nó cũng có thể lấy phần ảnh trên layer này đưa sang layer khác. Việc lấy một vùng ảnh như vậy ở đây gọi là “lấy mẫu” và việc lấp sang vị trí khác gọi là “nhân bản”.(Nếu có dịp đến các Lab hay các trung tâm ảnh số chúng ta sẽ thấy những kỷ thuật viên (đó là chúng ta sau này) sử dụng công cụ này liên tục nhấn phím ALT và liên tục nhấp chuột lên file ảnh đó là họ đang dùng Clone Stamp để “chấm” sửa ảnh).
Ví dụ như có một bức ảnh chân dung nhưng trên khuôn mặt có nhiều nốt ruồi nếu muôn xóa bớt nốt ruồi thì chúng ta dùng Clone Stamp để lấy phần ảnh da mặt không có nốt ruồi để phủ lên nốt ruồi thì nốt ruồi sẽ không còn nữa. Dĩ nhiên là còn một vài công cụ và cách khác để thực hiện việc này nhưng nó không nằm trong phạm vi trình bày của bài này.
Công cụ này thực ra rất khó sử dụng mặc dù nguyên lý làm việc của nó rất đơn giản. Clone Stamp ảnh người, ảnh chân dung là khó nhất vì trên khuôn mặt có “độ sâu ảnh” khác nhau, nếu không khéo thì sẽ làm biến dạng khuôn mặt và như thế càng chỉnh sửa thì ảnh càng xấu thêm.
Để “điều khiển” công cụ này một cách thành thạo chúng ta chỉ có một cách duy nhất là thực hành thật nhiều. Chúng ta tìm một file ảnh chân dung nào đó có vài khiếm khuyết rồi tiến hành “chấm sửa” nó. Lúc đầu khi chưa quen thao tác chúng ta làm sẽ rất chậm, dần dần thao tác sẽ nhanh và theo thời gian kết quả sẽ đẹp hơn. Khi đã cảm thấy thành thạo công cụ này rồi chúng ta tiến tới “chấm mịn” cho ảnh chân dung thử xem nhé. Vẫn có nhiều công cụ, plug in hổ trợ việc xử lý mịn da mặt ảnh chân dung nhưng nếu muốn làm chủ công cụ Clone Stamp thì chúng ta nên làm thủ công.
Ví dụ như có một bức ảnh chân dung nhưng trên khuôn mặt có nhiều nốt ruồi nếu muôn xóa bớt nốt ruồi thì chúng ta dùng Clone Stamp để lấy phần ảnh da mặt không có nốt ruồi để phủ lên nốt ruồi thì nốt ruồi sẽ không còn nữa. Dĩ nhiên là còn một vài công cụ và cách khác để thực hiện việc này nhưng nó không nằm trong phạm vi trình bày của bài này.
Công cụ này thực ra rất khó sử dụng mặc dù nguyên lý làm việc của nó rất đơn giản. Clone Stamp ảnh người, ảnh chân dung là khó nhất vì trên khuôn mặt có “độ sâu ảnh” khác nhau, nếu không khéo thì sẽ làm biến dạng khuôn mặt và như thế càng chỉnh sửa thì ảnh càng xấu thêm.
Để “điều khiển” công cụ này một cách thành thạo chúng ta chỉ có một cách duy nhất là thực hành thật nhiều. Chúng ta tìm một file ảnh chân dung nào đó có vài khiếm khuyết rồi tiến hành “chấm sửa” nó. Lúc đầu khi chưa quen thao tác chúng ta làm sẽ rất chậm, dần dần thao tác sẽ nhanh và theo thời gian kết quả sẽ đẹp hơn. Khi đã cảm thấy thành thạo công cụ này rồi chúng ta tiến tới “chấm mịn” cho ảnh chân dung thử xem nhé. Vẫn có nhiều công cụ, plug in hổ trợ việc xử lý mịn da mặt ảnh chân dung nhưng nếu muốn làm chủ công cụ Clone Stamp thì chúng ta nên làm thủ công.
Trên thanh thuộc tính của công cụ này cũng gần giống công cụ Brush
- Nút 1 (trên hình minh họa): Dùng để xác lập kích thước và đường viền (biên) của cọ, nhấp vào nút này sẽ bung ra cửa sổ. Chúng ta thay đổi kích thước cọ trong khung Size, thay đổi đường biên nét cọ trong khung Hardness. Hardness là 100% thì đường bên sẽ sắc cạnh, là 0% thì đường biên sẽ bị làm nhòe để hòa lẫn vào đối tượng mà chúng ta đang đắp lên. Hoặc chúng ta có thể chọn một loại cọ nào đó được photoshop tạo sẵn cũng trong cửa sổ này.- Nút 2: Chọn một chế độ hòa trộn để tạo hiệu ứng khác nhau, mặc định là Normal là không hòa trộn với đối tượng mà chúng ta đang tô vẽ lên nó.
- Nút 3: Xác lập “độ đục” cho phần đắp lên. Nếu Opacity là 100% tức là đục hoàn toàn, màu sắc của mẫu lấy nhìn thấy như nguyên bản. Nếu Opacity là 1% thì trong suốt gần như hoàn toàn, không còn nhìn thấy mẫu lấy nữa.
Ở ví dụ dưới đây chúng ta muốn xóa bỏ bụi cỏ trên bãi cát, vậy thì chúng ta lấy mẫu là phần cát để phủ lên phần cỏ. Vì đây là hình phong cảnh nên xử lý cũng khá nhẹ nhàng, nó không yêu cầu khắt khe như ảnh chân dung, thực hiện như bên dưới.
1 - Chọn công cụ Clone Stamp.
2 - Đưa trỏ chuột đến vị trí cát, bụi cỏ phải nằm ngoài vòng tròn size cọ vì mục đích chúng ta là lấy phần "cát".
3 - Nhấp giữ phím ALT (đường tròn nét cọ sẽ đổi thành biểu tượng công cụ) đồng thời nhấp rồi nhả chuột trái (nhả chuột trước khi nhả phím ALT nhé). Khi nhấp chuột thì phần “cát” trong vòng tròn sẽ được chọn làm mẫu (sample), khi nhả chuột thì đường kính cọ sẽ trở lại bình thường.
4 - Dời chuột sang vị trí bụi cỏ sao cho đường kính cọ che phủ hết bụi cỏ thì nhấp chuột lần nữa (nhớ lần này không giữ phím ALT nhé) khi đó phần ảnh “mẫu” là cát sẽ phủ lên bụi làm bụi cỏ bị xóa đi.
Ghi nhớ: Nhấp chuột kết hợp phím ALT là lấy mẫu, nhấp chuột không bấm ALT là nhân bản (đắp).
3 - Nhấp giữ phím ALT (đường tròn nét cọ sẽ đổi thành biểu tượng công cụ) đồng thời nhấp rồi nhả chuột trái (nhả chuột trước khi nhả phím ALT nhé). Khi nhấp chuột thì phần “cát” trong vòng tròn sẽ được chọn làm mẫu (sample), khi nhả chuột thì đường kính cọ sẽ trở lại bình thường.
4 - Dời chuột sang vị trí bụi cỏ sao cho đường kính cọ che phủ hết bụi cỏ thì nhấp chuột lần nữa (nhớ lần này không giữ phím ALT nhé) khi đó phần ảnh “mẫu” là cát sẽ phủ lên bụi làm bụi cỏ bị xóa đi.
Ghi nhớ: Nhấp chuột kết hợp phím ALT là lấy mẫu, nhấp chuột không bấm ALT là nhân bản (đắp).
II - Pattern Stamp Tool:
Vì công cụ này nằm chung nhóm nên nói luôn chứ không ai dùng công cụ này để xóa vết bẩn hết (mặc dù trên lý thuyết nó vẫn xóa được).– Tính chất : Dùng để tô vẽ với họa tiết được chọn từ thư viện hay tự tạo.– Thao tác : Chọn công cụ > chọn kiểu họa tiết trên thanh thuộc tính > rê chuột tô lên vùng chọn hoặc Layer cần xử lý.
Facebook