Bài 5: HỆ MÀU LÀ GÌ?
o0o
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số vấn đề hơi “ngoài luồng” tưởng chừng như chẳn “ăn nhập” gì trong việc học và thực hành photoshop nhưng thực ra nó khá quan trọng và chúng ta cũng nên biết nếu như muốn làm việc “chuyên tâm” về lĩnh vực xử lý hình ảnh.
Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về “cấu tạo” của một file ảnh.
Tuy nhiên máy tính nó không cảm nhận được cái đẹp của file ảnh như chúng ta, nó chỉ biết bức ảnh đó gồm có hàng ngàn, hàng chục ngàn, trăm ngàn... điểm màu nằm sát nhau mà thôi.
1 – Pixel – hệ màu – độ phân giải:
Ví dụ: chúng ta dùng máy ảnh kỷ thuật số, ĐTDD…để chụp một bức ảnh phong cảnh chẳng hạn chúng ta thấy file ảnh rất đẹp, có đầy đủ sắc thái như lá cây xanh, gạch ngói đỏ, bông hoa tím, lá cây khô vàng… Nhìn là như vậy nhưng thực chất bức ảnh đó khi đã được lưu trữ trong thiết bị nó chỉ là sự kết hợp của rất nhiều điểm màu (còn gọi là Pixels) lại với nhau, mỗi điểm mang một màu sắc khác nhau và các điểm này rất nhỏ nằm thật sát vào nhau nên mắt thường chúng ta không thể phân biệt từng điểm được vì vậy cái chúng ta nhìn được là một bức tranh đẹp đầy màu sắc.Tuy nhiên máy tính nó không cảm nhận được cái đẹp của file ảnh như chúng ta, nó chỉ biết bức ảnh đó gồm có hàng ngàn, hàng chục ngàn, trăm ngàn... điểm màu nằm sát nhau mà thôi.
Hình minh họa hệ màu trong photoshop
|
Khi phóng thật to một vùng của file ảnh chúng ta sẽ thấy nó chỉ là những "điểm" màu nằm sát nhau.
Một bức ảnh màu luôn luôn đi kèm với một hệ màu. Đối với photoshop thì có nhiều hệ màu nhưng thông dụng nhất là 2 hệ:
2.CMYK: dùng trong in ấn trên giấy in.
Mỗi màu như vậy gọi là một kênh. Đối với file ảnh sử dụng hệ màu RGB, thì trong phần quản lý kênh màu, photoshop tách nó ra thành từng kênh riêng lẽ là kênh Red, kênh Green, kênh Blue và một kênh tổng hợp RGB.
Photoshop cho phép chỉnh sửa trên kênh tổng hợp RGB hoặc trên từng kênh riêng lẽ, khi chỉnh sửa trên kênh tổng hợp có nghĩa là chỉnh sửa cùng lúc trên cả 3 kênh Red, Green và Blue. Các kênh màu được quản lý trên Panel Channel.
Ví dụ: 1 pixels nào đó mang màu đỏ thì lúc đó các kênh sẽ là:
▪ R=255.Photoshop cho phép chỉnh sửa trên kênh tổng hợp RGB hoặc trên từng kênh riêng lẽ, khi chỉnh sửa trên kênh tổng hợp có nghĩa là chỉnh sửa cùng lúc trên cả 3 kênh Red, Green và Blue. Các kênh màu được quản lý trên Panel Channel.
Hệ RGB còn gọi là hệ 3 màu:
Nó là kết hợp của 3 màu cơ bản nhất đó là R: Red, G: Green và B: Blue, tất cả màu sắc chúng ta nhìn thấy được trên máy tính đều là sự phối hợp của 3 màu này theo một tỉ lệ nào đó. Mỗi một pixel luôn bao gồm 3 màu Red, Green, Blue và mỗi một màu được gán một giá trị từ 0 đến 255.Ví dụ: 1 pixels nào đó mang màu đỏ thì lúc đó các kênh sẽ là:
▪ Green=0.
▪ Blue=0.
- Cả 3 kênh cùng mang một giá trị là 255 thì cho ra màu trắng.
- Cùng mang giá trị 0 thì cho ra màu đen.
- Cùng mang một giá trị nào đó nằm trong khoảng từ 1 đến 254 thì cho ra một dãy màu xám từ "gần đen" cho đến "gần trắng".
- Còn nếu mỗi kênh mang một con số bất kỳ từ 0 đế 255 sẽ cho ra một màu bất kỳ mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình.
- Cùng mang giá trị 0 thì cho ra màu đen.
- Cùng mang một giá trị nào đó nằm trong khoảng từ 1 đến 254 thì cho ra một dãy màu xám từ "gần đen" cho đến "gần trắng".
- Còn nếu mỗi kênh mang một con số bất kỳ từ 0 đế 255 sẽ cho ra một màu bất kỳ mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình.
Hệ màu CMYK còn gọi là hệ 4 màu gồm có:
▪ M: Magenta.
▪ Y: Yellow.
▪ K: Black.
Từ 4 màu này và tỉ lệ “pha trộn” khác nhau sẽ cho ra tất cả màu sắc mà chúng ta thấy được trên các sản phẩm in ấn. Dĩ nhiên chúng ta có thể xem một file ảnh nào đó trên màn hình máy tính mà file đó sử dụng hệ CMYK vì photoshop cho phép chuyển đổi giữa các hệ màu với nhau.
Số lượng các điểm màu (Pixels) trên một đơn vị diện tích gọi là độ phân giải.
Ví dụ: chúng ta có một file ảnh hoàn toàn màu đen và độ phân giải là 300 pixels/inch có nghĩa là trong 1 inch vuông có tới 300 điểm màu đen theo chiều ngang và 300 điểm màu đen theo chiều dọc hay nói cách khác là có 90.000 pixels (300 x 300) pixels màu được sếp trên 1 inch vuông.
Dĩ nhiên nếu không phải là một bức ảnh toàn màu đen như ví dụ trên thì lúc đó cũng sẽ có 90.000 pixels trên 1 inch vuông nhưng mỗi pixel mang một giá trị màu khác nhau.
- Bit là môt đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính xử lý, nó là một ký số trong hệ thống số nhị phân. Hệ nhị phân chỉ có 2 ký số là 0 và 1 còn gọi là bit 0 hay bit 1. Bit mang giá trị 0 tức là ở trạng thái không dẫn điện, mang giá trị 1 là có điện. Tất cả dữ liệu đưa vào máy tính xử lý đều được mã hóa sang hệ nhị phân, xử lý xong sẽ giải mã ngược lại và xuất ra màn hình cho chúng ta xem.
- Con người sử dụng hệ thập phân, máy tính sử dụng hệ nhị phân và có một qui luật chuyển đổi qua lại giữa 2 hệ này. Hệ thập phân có cơ số là 10 và ký số từ 0 đến 9, hệ nhị phân có cơ số là 2 và 2 ký số là 0 và 1, 2 ký số này gọi là bit.
- Để thể hiện một con số có giá trị lớn thì sẽ kết hợp nhiều bit lại với nhau. Ví dụ trong hệ thập phân với 2 ký số thì chỉ thể hiện được một giá trị nhỏ nhất là 00 và lớn nhất là 99, nếu cần thể hiện con số lớn hơn (ví dụ như số 100) thì cần đến 3 ký số là 1 và 0 và 0 kết hợp lại.
- Trong hệ nhị phân cũng vậy để thể hiện một con số lơn phải cần kết hợp nhiều bit lại với nhau. Nếu 8 bit kết hợp lại thì sẽ có 256 khả năng thể hiện và giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhât là 255 (tương đương với 00000000 – 11111111) cho nên những file ảnh dùng hệ màu RGB, 8 bit màu /kênh thì mỗi kênh mang một giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 255 và số màu có thể hiển thị trên file ảnh là hơn 16,7 triệu màu (256 x 256 x 256).
Vì vậy khi dùng 8 bit để thể hiện giá trị màu cho một kênh thì giá trị mỗi kênh chỉ nằm trong khoảng từ 0 đến 255, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy giá trị âm hay lớn hơn 255.
Ví dụ: Khi mở một file ảnh chụp bất kỳ nào đó bằng phần mềm photoshop cs6 (hoặc các phiên bản khác như CC, CS5, CS4, CS3...) thì trên thanh tiêu đề của file ảnh chúng ta sẽ thấy như "rockphoto_50.jpg @16,7% (RGB/8*)" tức là file này:
+ Tên rockphoto_50.
+ Định dạng file là JPG.
+ Đang thu nhỏ ở kích thước 16,7% so với kích thước gốc.
+ Sử dụng hệ màu RGB và số bit màu là 8 bit/kênh.
Số lượng các điểm màu (Pixels) trên một đơn vị diện tích gọi là độ phân giải.
Ví dụ: chúng ta có một file ảnh hoàn toàn màu đen và độ phân giải là 300 pixels/inch có nghĩa là trong 1 inch vuông có tới 300 điểm màu đen theo chiều ngang và 300 điểm màu đen theo chiều dọc hay nói cách khác là có 90.000 pixels (300 x 300) pixels màu được sếp trên 1 inch vuông.
Dĩ nhiên nếu không phải là một bức ảnh toàn màu đen như ví dụ trên thì lúc đó cũng sẽ có 90.000 pixels trên 1 inch vuông nhưng mỗi pixel mang một giá trị màu khác nhau.
2 – Bit màu:
Như trên đã đề cập là mỗi một màu (hoặc R, hoặc G, hoặc B) đều mang giá trị là một con số nằm trong khoảng từ 0 đến 255, tại sao không là 260 hoặc lớn hơn? Sở dĩ như vậy là vì bức ảnh dùng hệ màu RGB và có 8 bit màu trên một kênh.- Bit là môt đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính xử lý, nó là một ký số trong hệ thống số nhị phân. Hệ nhị phân chỉ có 2 ký số là 0 và 1 còn gọi là bit 0 hay bit 1. Bit mang giá trị 0 tức là ở trạng thái không dẫn điện, mang giá trị 1 là có điện. Tất cả dữ liệu đưa vào máy tính xử lý đều được mã hóa sang hệ nhị phân, xử lý xong sẽ giải mã ngược lại và xuất ra màn hình cho chúng ta xem.
- Con người sử dụng hệ thập phân, máy tính sử dụng hệ nhị phân và có một qui luật chuyển đổi qua lại giữa 2 hệ này. Hệ thập phân có cơ số là 10 và ký số từ 0 đến 9, hệ nhị phân có cơ số là 2 và 2 ký số là 0 và 1, 2 ký số này gọi là bit.
- Để thể hiện một con số có giá trị lớn thì sẽ kết hợp nhiều bit lại với nhau. Ví dụ trong hệ thập phân với 2 ký số thì chỉ thể hiện được một giá trị nhỏ nhất là 00 và lớn nhất là 99, nếu cần thể hiện con số lớn hơn (ví dụ như số 100) thì cần đến 3 ký số là 1 và 0 và 0 kết hợp lại.
- Trong hệ nhị phân cũng vậy để thể hiện một con số lơn phải cần kết hợp nhiều bit lại với nhau. Nếu 8 bit kết hợp lại thì sẽ có 256 khả năng thể hiện và giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhât là 255 (tương đương với 00000000 – 11111111) cho nên những file ảnh dùng hệ màu RGB, 8 bit màu /kênh thì mỗi kênh mang một giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 255 và số màu có thể hiển thị trên file ảnh là hơn 16,7 triệu màu (256 x 256 x 256).
Vì vậy khi dùng 8 bit để thể hiện giá trị màu cho một kênh thì giá trị mỗi kênh chỉ nằm trong khoảng từ 0 đến 255, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy giá trị âm hay lớn hơn 255.
Ví dụ: Khi mở một file ảnh chụp bất kỳ nào đó bằng phần mềm photoshop cs6 (hoặc các phiên bản khác như CC, CS5, CS4, CS3...) thì trên thanh tiêu đề của file ảnh chúng ta sẽ thấy như "rockphoto_50.jpg @16,7% (RGB/8*)" tức là file này:
+ Tên rockphoto_50.
+ Định dạng file là JPG.
+ Đang thu nhỏ ở kích thước 16,7% so với kích thước gốc.
+ Sử dụng hệ màu RGB và số bit màu là 8 bit/kênh.
Facebook