Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh-4: Bù Phơi Sáng - NTLRUBY -->
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh-4: Bù Phơi Sáng Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh-4: Bù Phơi Sáng
  • Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh-4: Bù Phơi Sáng

    Bù phơi sáng là một chức năng bạn có thể sử dụng để thay đổi mức phơi sáng do máy ảnh cài đặt (mức phơi sáng đúng do máy ảnh quyết định) thành mức bạn thích. Ở đây, chúng ta tìm hiểu thêm về chức năng này, và tìm hiểu cách xác định các đối tượng cần bù phơi sáng dương hoặc âm

    Xem thêm tất cả về >>> Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh

    Bù phơi sáng được sử dụng để thay đổi độ sáng của ảnh ("phơi sáng đúng") do máy ảnh cài đặt

    Những điểm cần lưu ý:
    - Mức phơi sáng phụ thuộc và độ phản quang của đối tượng.
    - Sử dụng bù phơi sáng dương khi đối tượng phản chiếu ánh sáng rất tốt, và bù phơi sáng âm khi đối tượng không phản chiếu ánh sáng tốt.

    Bù phơi sáng là một chức năng cho phép bạn thay đổi độ sáng so với mức phơi sáng đúng do máy ảnh quyết định. (Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, hãy tham khảo Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh: Phơi sáng). Để hiểu hơn về điểm đó, chúng ta hãy xem máy ảnh đo sáng như thế nào.
    Máy ảnh có đồng hồ đo sáng tích hợp, quyết định mức phơi sáng "đúng" dựa trên lượng ánh sáng mà đối tượng phản chiếu (có nghĩa là "độ phản quang của đối tượng"). Quy trình này được gọi là "đo sáng". Có một vài cách khác nhau để đo sáng, nhưng chế độ đo sáng thường được sử dụng nhất được gọi là "đo sáng đánh giá". Ở chế độ này, hệ thống đo sáng chia toàn bộ khu vực ảnh thành một số vùng và đo độ sáng của mỗi vùng để tìm mức trung bình. Đo sáng đánh giá là hiệu quả để tìm mức phơi sáng đúng do máy ảnh quyết định ở hầu hết các cảnh.
    Tuy nhiên, mức phơi sáng đúng do máy ảnh quyết định không phải lúc nào cũng mang đến độ sáng tối ưu cho cảnh. Nếu một đối tượng có màu đen (hoặc gần với màu đen), hầu hết các máy ảnh sẽ có xu hướng dư sáng, dẫn đến ảnh rất sáng. Ngược lại, nếu một đối tượng có màu trắng (hoặc gần với màu trắng), hầu hết các máy ảnh sẽ có xu hướng thiếu sáng, dẫn đến ảnh bị tối. Điều này là vì màu sáng có độ phản quang cao (phản chiếu nhiều ánh sáng), trong khi màu đen có độ phản quang thấp (phản chiếu ít ánh sáng).
    Đây là trường hợp bạn có thể sử dụng bù phơi sáng để điều chỉnh độ sáng theo cách thủ công đến mức lý tưởng hơn. Thông thường, bù phơi sáng được cài đặt đến vị trí "0", nhưng bạn có thể điều chỉnh mức đó bằng bánh xe hoặc nút bù phơi sáng. Chúng ta thường bù về phía "+" đối với các đối tượng có độ phản quang cao, và về phía "-" đối với các đối tượng có độ phản quang thấp. Như vậy, không có đúng hay sai khi nói đến bù phơi sáng, do đó bạn cũng có thể sử dụng nó để tinh chỉnh độ sáng của ảnh cho phù hợp với ý định hoặc ưu tiên sáng tạo.



    Các cảnh cần bù phơi sáng

    Bù phơi sáng dương (+)
    Các đối tượng chụp ngược sáng, các đối tượng có độ phản quang cao (màu trắng hoặc gần với màu trắng) và các cảnh sáng sẽ dẫn đến ảnh có vẻ tối hơn so với xuất hiện trên thực tế qua mắt thường. Trong những trường hợp như thế, hãy sử dụng bù phơi sáng dương.

    Bù phơi sáng âm (-)
    Các đối tượng có độ phản quang thấp (màu đen hoặc gần với màu đen) và các cảnh tối sẽ dẫn đến ảnh có vẻ sáng hơn so với xuất hiện trên thực tế qua mắt thường. Điều này có thể làm mất chi tiết màu, nhất là khi bạn chụp các cảnh có môi trường xung quanh tối, chẳng hạn như hoàng hôn. Sử dụng bù phơi sáng dương sẽ giúp bạn khôi phục màu sắc.

    Phơi sáng thường được biểu diễn bằng đơn vị EV
    Phạm vi bù phơi sáng khác nhau tùy máy ảnh, nhưng thường nằm trong khoảng từ EV-5,0 đến EV+5,0. Cài đặt bù phơi sáng 1 EV về phía dương (EV+1,0) sẽ tăng độ sáng lên hai lần mức ban đầu, trong khi cài đặt 1 EV về phía âm (EV-1,0) dẫn đến độ sáng bằng một nửa mức ban đầu. 1 EV tương đương 1 f stop.




    Khái niệm 1: “+” đối với màu trắng, “-” đối với màu đen

    Các đối tượng màu trắng hoặc ngả trắng chẳng hạn như các bãi biển có cát nhạt màu hoặc cảnh tuyết có độ phản quang cao, có nghĩa là chúng có thể có vẻ tối nếu bạn chụp ở chế độ tự động phơi sáng. Đối với những đối tượng như thế, hãy sử dụng bù phơi sáng dương (+). Nếu các vùng màu trắng bao phủ phần lớn khu vực ảnh, bạn sẽ có khả năng phải cài đặt đến giá trị bù phơi sáng dương rất cao.
    Bù phơi sáng: EV±0
    EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/1.4, 1/200 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Manual

    Bù phơi sáng: EV+1,0
    EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/1.4, 1/100 giây, EV+1,0)/ ISO 100/ WB: Manual

    Ngược lại, các đối tượng có màu đen hoặc gần với màu đen, chẳng hạn như cảnh đêm có nhiều vùng tối, có xu hướng được chụp như ảnh có vẻ sáng hơn và nhạt hơn cảnh thực tế được thấy qua mắt thường. Nếu bạn muốn làm cho cảnh có vẻ trang nghiêm hơn, hãy áp dụng đủ mức bù phơi sáng âm (-) để cho phần sáng nhất của ảnh có vẻ tối hơn một chút. Bù phơi sáng âm cũng hiệu quả trong việc làm cho màu sắc có vẻ mạnh hơn—hãy thử khi bạn chụp ảnh hoàng hôn vào lần sau.

    Bù phơi sáng: EV±0
    EOS M/ EF-M22mm f/2 STM/ FL: 22mm (tương đương 35mm)/ Aperture-priority AE (f/2, 1/50 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight

    Bù phơi sáng: EV-1,0
    EOS M/ EF-M22mm f/2 STM/ FL: 22mm (tương đương 35mm)/ Aperture-priority AE (f/2, 1/100 giây, EV-1,0)/ ISO 100/ WB: Daylight




    Khái niệm 2: Auto Exposure Bracketing

    Đối với các cảnh khó xác định mức phơi sáng, hãy sử dụng chức năng Auto Exposure Bracketing (AEB). Nó cho phép bạn tự động chụp 3 tấm (trở lên) cùng cảnh, mỗi tấm ở một mức phơi sáng khác nhau. Mức chênh lệch phơi sáng giữa từng cảnh phụ thuộc vào máy ảnh, nhưng bạn có thể chụp các tấm khác nhau ở mức 1/3 f stop. Khi chụp xong, bạn có thể chọn tấm có mức phơi sáng lý tưởng.
    Thiết lập này cho phép bạn chụp 2 tấm cách nhau EV±2,0.

    Bù phơi sáng: EV+1,0
    EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Program AE (f/8, 1/320 giây, EV+1,0)/ ISO 400/ WB: Daylight

    Bù phơi sáng: EV±0
    EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Program AE (f/8, 1/1250 giây, EV-1,0)/ ISO 400/ WB: Daylight

    Bù phơi sáng: EV-1.0
    EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Program AE (f/8, 1/1250 giây, EV-1,0)/ ISO 400/ WB: Daylight
    Tôi chụp một cảnh ngược sáng dùng AEB ở khoảng EV±1,0. Mức phơi sáng tối ưu cho ảnh này là EV+1,0. Cài đặt các khoảng AEB thành 1/3 hoặc 1/2 stop cho phép tôi chụp được những tấm có sự chênh lệch nhỏ hơn về phơi sáng, và sau đó chọn ra tấm thích hợp nhất.


    (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
    (Nguồn: snapshot canon-asia)


  • Bài Viết Liên Quan

    Vui lòng đăng nhập tài khoản tương ứng trên trình duyệt của bạn trước khi bình luận!

    Google

    Zalo

    Không có nhận xét nào :

    Đăng nhận xét

    Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!

NTLRUBY

Đăng ký kênh để ủng hộ NTLRUBY và xem những video thị phạm code nhé!