Chuẩn bị các thông tin cần thiết
Trước đổi tên domain website, bạn cần có
những thông tin sau:
·
Thông
tin đăng nhập WordPress gồm tên người dùng (hoặc email) và mật khẩu.
·
Thông
tin đăng nhập cPanel hay trình quản lý tập tin.
·
Thông
tin đăng nhập FTP.
·
Quyền
truy cập PHPmyAdmin trên bảng điều khiển.
Đừng quên sao lưu toàn bộ thiết lập trên
WordPress. Dưới đây là 4 cách để đổi tên miền cho website WordPress. Hai cách
đầu tiên sẽ dễ dàng hơn cả, nếu không hiệu quả thì hãy thứ 2 cách tiếp theo.
1. Đổi tên miền trên bảng quản trị của WordPress
Đây
là cách đơn giản nhất để đổi tên miền cho website WordPress của bạn. Chỉ cần
đăng nhập vào tài khoản WordPress, sau đó đi tới trang General
Settings, bạn
sẽ thấy hai lựa chọn: WordPress Address (URL) và Site
Address (URL).
Đổi
hai URL này sang domain mà bạn muốn, trong hầu hết các trường hợp chúng sẽ
giống nhau. Nhưng chúng sẽ khác nhau nếu bạn lưu trữ file WordPress trên thư
mục khác với domain sử dụng để truy cập vào trang. Trong trường hợp đó, WordPress
Address là
địa chỉ thư mục lưu trữ file WordPress còn Site
Address là
địa chỉ mà người khác dùng để tìm được trang của bạn.
Nếu có thể truy cập bảng quản trị thì
cách này sẽ hiệu quả, nếu không thì hãy thử cách thứ 2.
2. Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu qua PHPmyAdmin
Trước
khi chỉnh sửa, hãy nhớ sao lưu trên cPanel hoặc bất kì bảng điều khiển nào khác
mà bạn đang dùng. Đi tới PHPmyAdmin và tìm dữ liệu
WordPress ở cột bên trái. Click vào để chọn, bạn sẽ thấy danh sách bảng xuất
hiện bên dưới tên của cơ sở dữ liệu. Tìm tới bảng có tên wp_options và click vào đó.
Bảng này gồm 2 dòng mà bạn cần sửa: siteurl và home. Giờ hãy sửa thành
domain mà bạn muốn dùng.
3. Sửa tập tin wp-config.php
Nếu
hai cách nói trên không có tác dụng, hãy trực tiếp sửa tập tin wp-config.php. Bạn có thể sửa
file này bên trong trình quản lý tập tin hoặc tải về để sửa rồi lại tải lên FTP
Client. Hãy sửa hai dòng code xác định URL của website như dưới đây.
Thay example.com bằng tên domain
mà bạn muốn đổi. Cách này sẽ đổi được domain nhưng chỉ nên chọn khi những cách
khác không được. Khi chỉnh sửa thủ công file wp-config.php thì bạn đã thay
đổi giá trị trang trên website và không thể sửa các giá trị này bằng mục General
Settings trên
bảng quản trị nữa.
4. Chỉnh sửa tập tin functions.php để cập nhật cơ sở dữ liệu
Cách
này chỉ là lệnh tạm thời và không nên dùng như một giải pháp lâu dài. Chỉ dùng
cách này khi tất cả các cách trên đều không hiệu quả hoặc bạn không thể truy
cập website qua front-end. Hãy thêm hai dòng code dưới đây vào sau dòng "<?php" trong tập
tin functions.php và đảm bảo thay
đoạn example.com bằng domain mà bạn muốn thay đổi.
Sau
đó tải file đã chỉnh sửa lên trang và đăng nhập vào trang quản trị vài lần.
Thao tác này sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu. Khi trang đã chấp nhận thay đổi, hãy
xóa 2 dòng code này khỏi tập tin functions.php và cơ sở dữ liệu
vẫn sẽ cập nhật trạng thái trước đó.
Nếu
theme WordPress không có tập tin functions.php thì bạn có thể tự
tạo bằng cách gói hai dòng code nói trên vào thẻ php tags như dưới đây.
Lưu đoạn code nói trên
dưới dạng text file và tải lên thư mục chính của theme. Sau đó đăng nhập vào
bảng quản trị vài lần và nhớ xóa tập tin này sau khi cơ sở dữ liệu đã được cập
nhật.
Nguồn copy: quangtrimang
Facebook