Khi nói đến chụp ảnh, một bộ phận quan trọng của máy ảnh là khung ngắm. Hiện nay, có những chiếc máy ảnh không được trang bị khung ngắm, chỉ có chức năng chụp ở chế độ Live View. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh hơn, bạn sẽ nhận ra chụp ảnh với khung ngắm có thể ảnh hưởng nhiều thế nào đến ảnh của bạn. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về khung ngắm.
Xem thêm tất cả về >>> Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh |
Khung ngắm quang học cho phép bạn tập trung vào đối tượng
Những điểm cần lưu ý
- Tránh để ánh sáng bên ngoài làm ảnh
hưởng đến buổi chụp ảnh của bạn.
- Cho phép bạn tập trung vào đối tượng mà không bị xao nhãng.
- Dễ theo dõi các đối tượng chuyển động.
Khung ngắm là một cử sổ nhỏ trên máy ảnh bạn
nhìn qua đó để lập bố cục ảnh và lấy nét. Sự khác biệt giữa chụp ở chế độ Live
View, trong đó bạn sử dụng màn hình LCD, và chụp qua khung ngắm là ở cách thứ
hai, ánh sáng bên ngoài không ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận hình ảnh hiển thị
trên màn hình. Điều này cho phép bạn hoàn toàn tập trung vào đối tượng ngay
trước mắt, điều này giúp cho bạn theo dõi các đối tượng chuyển động dễ dàng
hơn.
Một chiếc máy ảnh số được trang bị một hoặc
hai loại khung ngắm: khung ngắm quang học (OVF) và khung ngắm điện tử (EVF).
Khung ngắm quang học (OVF) chủ yếu có ở các
máy ảnh DSLR như EOS 77D và EOS 1300D. Trên những chiếc máy ảnh đó, ánh sáng đi
qua ống kính được phản chiếu từ một tấm gương và đi vào khung ngắm, cho phép
bạn chụp trong khi quan sát hình ảnh thực tế. Lợi thế của việc này là bạn có
thể theo dõi các đối tượng chuyển động dễ dàng hơn, và cũng có thể quan sát màu
chính xác hơn. Mặt khác, vì cần có gương để phản chiếu ánh sáng, có giới hạn về
việc máy ảnh có thể được làm cho nhỏ gọn như thế nào. Cũng không thể xem
trước các hiệu ứng cân bằng trắng và bù phơi sáng.
Trong khi đó, khung ngắm điện tử (EVF) thường
có trên các máy ảnh mirrorless chẳng hạn như EOS M5. Nó chiếu hình ảnh ghi lại
bởi cảm biến hình ảnh lên một màn hình LCD nhỏ, và đây là hình ảnh bạn đang xem
trên thực tế khi bạn nhìn qua EVF. Vì trong trường hợp này không cần gương, máy
ảnh có thể được làm cho nhỏ gọn hơn. Bạn có thể phóng to khu vực lấy nét và
kiểm tra hiệu ứng của việc điều chỉnh màu và độ sáng trước khi chụp. Tuy nhiên,
vì EVF tiêu thụ năng lượng tương đối nhiều hơn, nó có thể làm cạn pin nhanh hơn
một chút.
Khung ngắm quang
Chủ yếu có trên máy ảnh DSLR
Lợi thế
- Có thể quan sát đối tượng trong thời gian thực
- Dễ theo dõi các đối tượng chuyển động
- Phát hiện chính xác màu sắc của đối tượng
Bất
lợi
- Hạn chế về mức độ nhỏ gọn của máy ảnh
- Không thể xem hiệu ứng của cân bằng trắng và bù phơi sáng trước khi chụp
Khung ngắm điện tử
Chủ yếu có trên máy ảnh mirrorless
EOS M5
Lợi thế
- Có thể làm cho máy ảnh nhỏ gọn hơn
- Khả năng phóng to ảnh để lấy nét
- Có thể xem hiệu ứng cân bằng trắng và bù phơi sáng trước khi chụp
Bất
lợi
- Tiêu thụ năng lượng nhiều hơn một chút
Khái niệm 1: Chụp các đối tượng chuyển động với OVF
EOS-1D X Mark II/ EF500mm f/4L IS II USM/ FL: 500mm/ Manual exposure (f/11, 1/320 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto |
Lý do OVF hoạt động xuất sắc khi chụp các vật thể chuyển động là
do nó có khả năng sử dụng AF phát hiện lệch pha. Vì AF phát hiện lệch pha mặt
phẳng hình ảnh có thể lấy nét ở tốc độ cực kỳ cao, nó là chế độ AF phù hợp nhất
để chụp các đối tượng chuyển động.
Cho đến gần đây, hầu hết mọi người sẽ mặc nhiên liên tưởng chụp
các đối tượng chuyển động với việc sử dụng khung ngắm quang. Tuy nhiên, với sự
ra mắt của hệ thống Dual Pixel CMOS AF, hệ thống này sử dụng AF phát hiện lệch
pha mặt phẳng hình ảnh, hiện nay có thể chụp các đối tượng chuyển động bằng khung
ngắm điện tử. Cụ thể là, EOS M5 có thể chụp ở tốc độ liên tục 7 fps, và kết hợp
với việc sử dụng cảm biến hình ảnh mới nhất, DIGIC 7, cho phép chụp các đối
tượng chuyển động với độ chính xác rất cao.
Để
biết nội dung giới thiệu về AF Phát Hiện Lệch Pha, hãy tham khảo:
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh-11: AF Phát Hiện Lệch Pha
Khái niệm 2: Xem các hiệu ứng bằng EVF trước khi chụp
(Trái)
WB:
Auto
Bù
phơi sáng: EV±0
Vì ánh sáng ngược chiếu vào từ cửa sổ, ánh đèn có vẻ tối trong ảnh. Đây là một
tình huống trong đó bạn có thể sử dụng bù phơi sáng để có được hiệu ứng sáng
hơn.
(Phải)
WB:
Daylight
Bù
phơi sáng: EV+1,0
Cài đặt bù phơi sáng thành EV+1,0 và WB thành Daylight. Trong ví dụ này, EVF
cho phép bạn đảm bảo rằng ảnh lúc này có vẻ sáng hơn, trước khi nhả cửa trập.
Cả hai ảnh: EOS M/ EF-M22mm f/2.0 STM/ FL: 22mm (tương đương
35mm)/ Aperture-priority AE (f/2, 1/320 giây)/ ISO 100
Lợi thế lớn nhất của khung ngắm điện tử là trong khi chụp, nó
cho phép bạn xem trước các hiệu ứng của việc thay đổi thiết lập trước khi chụp.
Bằng cách này, EVF có lợi thế lớn hơn so với OVF, OVF yêu cầu bạn phải kiểm tra
đi kiểm tra lại ảnh sau khi chụp.
Facebook